Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

ĐIỀU TIẾT TUẦN HOÀN

ĐIỀU TIẾT TUẦN HOÀN
Vai trò của điều tiết tuần hoàn
Đảm bảo sự ổn định của huyết áp
Đảm bảo sức chứa của hệ mạch và lưu lượng máu|
Đảm bảo sự cung cấp máu cho cơ quan khi hoạt động
1. Điều tiết tim mạch theo cơ chế thần kinh.
1.1 Các trung khu điều tiết tim mạch:
1.1.1 Trung khu hành tủy:
Vùng tăng áp nằm ở 2/3 trên của thể lưới hai bên hành não
Vùng giảm áp nằm ở 1/3 dưới của thể lưới giữa hành não
Trương lực của trung khu giảm áp mạnh hơn trung khu tăng áp
Trung khu giảm áp hoạt động theo
sự kích thích của các dây thần kinh hướng tâm
Đường dẫn truyền ly tâm:
Từ trung khu tăng áp: cho các sợi giao cảm chi phối tim mạch
Từ trung khu giảm áp xung động đi theo 3 hướng:
Tới ức chế trung khu tăng áp
Ức chế neuron trước hạch của dây thần kinh chi phối giao cảm
Đi trong dây X, VII, IX
1.1.2 Các trung khu khác:
+ Vai trò của tủy sống: nếu tủy sống bị phá hủy huyết áp giảm đến mưc thâp nhất và phản xạ tim mạch không còn xuất hiện.
+ Vai trò của hypothalamus: kích thích nhân lưng có phản xạ tăng áp, kích thích nhân bụng phản xạ giảm áp xuất hiện.
+ Vai trò của võ não: võ não limbic, xúc cảm, phản xạ có điều kiện
1.2 Vai trò của  dây thần kinh giao cảm và phó giao càm
1.2.1 Dây giao cảm:
+ Tác dụng lên tim
Các sợi giao cảm phải chi phối nút xoang, trái chi phối nút nhĩ thất và cơ tâm thất.
KÍch thích giao cảm sẽ gây: tăng nhị tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng khả năng hung phấn, tăng tính tự động, tốc độ dẫn truyền, tăng trương lực cơ tim và tăng nuôi dưỡng cơ tim
+ Tác dụng lên mạch: gây co mạch ngoại vi, giãn mạch não, vành, cơ xương
1.2.2 Dây phó giao cảm: có tác dụng ngược lại dây giao cảm
+ Tác dụng lên tim
Các sợi phó giao cảm bên phải ức chế nhịp xoang, bên trái ức chế dẫn truyền nhĩ thất
+ Hiện tượng thoát tim: Kích thích dây 10 tim đập chậm yếu, kích thích mạnh tim sẽ ngừng đập, tiếp tục kích thích tim sẽ đập trở lại, lúc đầu yếu sau mạnh dần và trở về bình thường
1.2.3 Trương lực của các sợi giao cảm và phó giao cảm
Trạng thái bình thường các sợi giao cảm và phó giao đối với tim mạch có một trương lực nhất định. Trương lực phó giao cảm luôn mạnh hơn trương lực giao cảm.
1.3 Các thụ thể phản xạ và điều tiết tim mạch:
1.3.1 Các phản xạ bắt nguồn từ các thụ thể nằm trong hệ tuần hoàn:
- Thụ thể hóa học: Nằm ở xoang động mạch chủ và quai động mạch cảnh, cảm nhân sự thay đổi O2 CO2 và pH
- Thụ thể áp lực: Phân bố ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh cảm nhận sự thay đổi áp lực máu
- Thụ cảm thể tích: Nằm trong buồn tim
+ Phản xạ gốc tim (phản xạ tim – tim)
+ Phản xạ quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh với thụ thể áp lực
+ Phản xạ quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh với thụ thể hóa học
1.3.2 Các phản xạ bắt nguồn từ thụ cảm thể ngoài hệ tuần hoàn
- Phản xạ mắt tim (Aschner – Danini) : ấn ngón tay vào nhãn cầu gây phản xạ chậm nhịp tim
- Phản xạ nội tạng (Goltz) KÍch thích cơ học vào vùng thượng vị làm tim ngừng đập
- Kích thích gây đau: Kích thích mạnh gây giảm áp, kích thích nhẹ huyết áp hơi tăng
- Kích thích nhiệt: Nóng gây tăng huyết áp, lạnh gây hạ huyết áp
2 Điều tiết tim mạch theo cơ chế thể dịch:
2.1 Các chất ảnh hưởng lên tim:
2.1.1 Catecholamin của tủy thượng thận:
- Gồm adrenalin và noradrenalin
- Tác dụng giống giao cảm, tăng hoặc động của tim, phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ tim
- adrenalin có tác dụng tăng tính thấm của màng tế bào với ion calci
2.1.2 Acetycholin:
- Tác dụng giống hệ phó giao cảm
- Gây dãn mạch ngoại vị, co mạch não, vành
2.1.3 Thyroxin:
- Gây tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim do tăng phân giải glycogen
2.1.4 Glucagon:
- Hormon tụy nội tiết. Glucagon làm tăng phân giải glycogen làm tăng sức co bóp cơ tim
2.1.5 Một số chất điện giải
- Ca2+ làm tăng co bóp cơ tim
- K+ cần cho sự giãn nghỉ của tim
2.1.6 Nồng độ O2, CO2, và pH máu:
- Khi O2 giảm thấp (ở mức độ nào đó) có tác dụng làm tăng sức co bóp cơ tim, giãn mạch
- Khi phân áp CO2 tăng hoặc pH máu giảm cũng có tác dụng làm tăng hoạt động tim và giãn mạch
2.2 Các chất ảnh hưởng lên mạch:
2.2.1 Catecholamin:
- Adrenalin và noradrenalin có tác dụng làm co mạch ngoại vi nhưng làm giãn mạch não, vành, cơ xương
2.2.2 Hệ R.A.A

2.2.3 Vasopressin (ADH)
 


2.3.4 Một số chất vận mạch tại chỗ:
- Serotonin tác dụng co mạch giống catecholamine nhưng co tĩnh mạch mạnh hơn
- Histamin tác dụng giãn mạch mạnh nhất đặc biệt là mao mạch
- Bradykinin tác dụng gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch
- Prostaglandin PGA PGE gây giãn mạch ngoại vi giảm huyết áp. PGF có tác dụng gây co mạch và tăng huyết áp

                                                                                                                                               N.V.Toàn
(Bài viết có sử dụng nguồn từ Sinh lí học học viên quân y và internet)
Bài viết thuộc quyền sử dụng của các thành viên MasCar - Vui lòng không repost dưới mọi hình thức 

1 nhận xét: